HỌC ĐỂ LÀM GÌ

Thảo luận trong 'Làm quen - Kết bạn - Tâm sự - Nhật ký - Spam' bắt đầu bởi anhlaphu90, 25/10/11.

Lượt xem: 2,127

  1. anhlaphu90

    anhlaphu90 Cư dân Ketqua04.net

    Tham gia:
    21/10/11
    Bài viết:
    133
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    [justify]Học để làm gì? Nhiều lúc ngồi mà ngẫm câu hỏi đó thấy thật buồn cho nền giáo dục của
    nước ta hiện nay. Tôi là một người ở thế hệ 9x. Cái thế hệ mà nhiều người bảo là quan
    trọng đối với tương lai của đất nước.
    Chúng tôi là những người đầu tiên trải qua chương trình cải cách của Bộ GDĐT. Việc học
    của tôi ở mức khá giỏi nhưng từ khi bắt đầu lên lớp 12 mọi chuyện trở nên khác đi, khi
    trong đầu tôi bắt đầu xuất hiện một suy nghĩ. Tôi tự hỏi: “ Học để làm gì? Phải chăng để
    trở thành một nhà bác học? Hay là học theo đúng nghĩa của nó là để hiểu, để biết và
    quan trọng nhất là để sống!”. Hàng ngày phải đối mặt với những môn học quá nhiều
    kiến thức, quá nhiều thứ cần phải học.
    Ở trường, thầy cô bảo phải học…học… và phải học hết sức “để mà thi” rồi lấy cái bằng ĐH
    ra trường là ổn. Về nhà, bố mẹ bảo phải cố gắng học… học… thật nhiều vào để đạt điểm
    cao trong các kì thi và đặc biệt là kì thi ĐH. Tôi cảm thấy thật sự chán nản, không phải vì
    tôi không thể học giỏi nhưng đơn giản là vì tôi không thích “học để thành một bác học”.
    Tôi chỉ muốn học! Học để hiểu, để biết và để đối mặt với cuộc sống thật ngoài kia chứ
    không phải cái mớ lý thuyết suông trên sách vở, để đối phó với các kì thi. Có bao giờ các
    bạn tự hỏi những mớ kiến thức mà các bạn học ở trường nào là toán, lý, hóa những tính
    toán thật sự cao cấp sẽ được xài bao nhiêu % vào cuộc đời bạn? Tôi không nói không
    cần phải học những thứ đó. Ừ thì vẫn học nhưng có cần đặt nặng quá không? Hay là chỉ
    cần học để hiểu biết thêm, còn ai đam mê muốn chuyên sâu hơn thì có thể đào tạo nâng
    cao cho họ.
    Học là phải có đam mê, ai đam mê và yêu thích ngành gì thì đào tạo chuyên sâu về
    ngành đó, có nhất thiết phải ôm đồm đủ loại kiến thức như thế không? Tôi lấy một ví dụ
    tôi thích học công nghệ thông tin thế thì môn tôi cần đào tạo chuyên sâu là toán và tin.
    Thế nhưng ngay từ những năm phổ thông để đeo đuổi cái giấc mơ của mình tôi phải học
    nào là Lý, Hóa nặng nề và đặt nặng thi cử các môn này. Tôi tự hỏi sau này ra đời tôi làm
    gì với cái mớ kiến thức Hóa, Lý mà tôi buộc phải học thật nặng nề đây? Hay là để nó
    phai theo thời gian và chỉ còn nhớ đến những điều cơ bản nhất.
    Tôi đảm bảo hơn 2/3 các doanh nhân, bác sĩ, lãnh đạo, công an,…. Hiện nay nếu bạn hỏi
    họ về những kiến thức mà họ từng học họ nhớ được bao nhiêu? Xin thưa không nhớ gì
    cả, nhưng khi bạn hỏi về chuyên môn họ sẽ đáp răm rắp. Đơn giản là vì đồi với họ
    những gì đã học qua rồi cũng sẽ quên, cái gì gắn liền với cuộc sống hàng ngày với họ thì
    họ mới nhớ mãi được. Tương tự tôi có một vài người bạn học ĐH nếu như tôi đến và hỏi
    họ về các kiến thức phổ thông họ cũng chẳng nhớ được quá 50%(trừ trường hợp làm gia
    sư) mặc dù mới học đây.
    Thế tôi tự hỏi có phải ngay từ đầu nên giáo dục định hướng trước hay là ôm đồm quá
    nhiều khiến mọi thứ trở nên quá nặng nề? Tôi hiểu các bác, các chú đi trước đều muốn
    chúng tôi có thể đuổi kịp thế giới nên cái gì cũng ôm đồm cho lớp trẻ chúng tôi, nhưng
    nếu cứ thế này tôi thấy chỉ thụt lùi mà thôi. Các anh chị đi trước mà tôi biết đã tốt nghiệp
    ĐH, khi ra trường họ rất vất vả vì những gì họ được học ở trường khác quá xa thực tế
    mặc dù có thể họ học rất giỏi ở trường. Thế giới thì ngày một thay đổi còn những gì họ
    học thì mãi chỉ nằm trên trang sách mà thôi
    Tôi không nói là không học mà tôi muốn nói ở đây
    là sẽ học để hiểu để biết và để sống chứ có cần đặt quá nặng nề như
    hình thức thi cử tất cả các môn đã học như hiện nay không mặc dù
    không phải là chuyên môn mình thích.
    Những bạn bảo tôi là cứ học hết đi! thế tôi hỏi bạn bạn sẽ nhớ được
    bao nhiêu thứ mà bạn buộc phải nhét vào đầu khi đi thi để vận dụng
    lại khi mà bạn không làm nghề liên qua đến nó.
    Hãy thử đi hỏi những người thành công và giàu có trên thế giới này
    xem cái gì khiến họ thành công như vậy, phải chăng là học tập ở
    trường? Thưa không, Kinh nghiệm trường đời đã dạy họ những gì mà
    trường học không dạy. Đó mới là cốt yếu, tôi luôn có một ao ước là
    hãy dạy chúng tôi những gì cần thiết hơn để đối mặt với thực tế kia
    Các chú các bác làm giáo dục của ta chỉ toàn ngồi trên cao, chỉ toàn
    biết có học cao siêu những mớ lý thuyết dày cui và họ tưởng rằng ai
    cũng như họ cũng có điều kiện và yêu thích "học" một cách say mê
    như thế. Xin thưa chúng tôi chẳng cần điều đó, chúng tôi đang sống
    trong thực tại chứ khong phải sống trong cái thế giới của sách vở. Có
    lẽ các cô các chú toàn có điều kiện học cao nên chẳng hề biết tới cái
    hiện thực cuộc sống là thế nào. Chỉ ngồi trên thì làm sao biết người
    khác cần gì? Chúng tôi chỉ cần học là để dùng trong cuộc sống.
    Tôi nghe một người thầy đã từng trải của tôi nói rằng ngày xưa khi
    thầy gặp một người Hoa và nói là học ĐH. Người Hoa đó nói với thầy
    rằng: "Học ĐH à? Học Đh cũng chỉ để làm mướn mà thôi" Tôi nghe mà
    cảm thấy xấu hổ. Chúng ta ngày nay học quá nhiều nhưng một sự
    thật phủ phàng là ta chẳng bằng ai.
    Nhiều người bảo là phải học thật giỏi thì mới có nhiều tiền. Tôi thì nghĩ
    khác. Anh "học" giỏi không có nghĩa là anh có tài năng, tôi "học"
    không giỏi (chứ không phải là học dở) nhưng tôi là người có tài năng.
    Vì tài năng là cái có thể phát huy ra cuộc sống. Còn anh chỉ học giỏi lý
    thuyết thôi.
    Anh học giỏi được bằng tiến sĩ và thạc sĩ, tiến sĩ thạc sĩ cơ đấy, anh
    xem thường những người học không cao anh chửi họ ngu dốt, thế
    nhưng thế thì sao tôi tuy chỉ tốt nghiệp cấp 3 nhưng tôi có thể lãnh
    đạo hàng chục cái đầu thạc sĩ như các anh.Vậy tôi thử hỏi ai ngu dốt?
    Hãy suy nghĩ thật kĩ những gì tôi nói và xin hãy chia sẽ một cách chân thành đừng bao
    giờ đọc cho qua rồi phán đại một câu nào đó là vì sao tôi lại hỏi như thế
    Và chính vì những kẻ luôn cho rằng mình hiểu được câu hỏi
    học để làm gì? Nên cái môn giáo dục công dân chỉ có 1
    tiết và đọc chép bài. Ô hay chúng ta đang dạy một thế hệ
    đạo đức của đất nước bằng cách đọc chép đây. Và thế rồi
    khi có những suy đồi đạo đức thì đổ lỗi cho yếu tố khách
    quan như gameonline chẳng hạn. Chúng ta bảo rằng
    gameonline gây hại! Thế à tôi thì thấy một khía cạnh khác
    nó tốt đấy chứ vì nó đang phản ánh đúng thực tế tình
    trạng đạo đức của xã hội
    Nhà làm game thực tế có thể ngăn chặn cách chơi quá
    nhiều rất hiệu quả nhưng họ bỏ không làm vì tiền. Bộ
    quản lí không chặt vì họ than khó nhưng thực tế để chặn
    cái tình trạng này dễ như trở bàn tay. Chỉ vì Tiền cả thôi.
    Ôi đất nước tanhiều "nhân tài" quá.
    Chỉ cần một khu vực phường xã chẳng hạn. lập ra một nhóm khoảng 2-3 người đi kiểm
    tra về việc chơi game ở từng quán net và chỉ lo chuyện này thôi. và trả lương( chuyện này
    quá đơn giản có thể vận động các bậc cha mẹ trong khu vực góp tiền để phụ quản lí con
    em họ thì chả có gì khó mỗi người góp 5000Đ/tháng là tui đủ trả lương xứng đáng cho
    nhóm này rồi). Thì không khó tí nào nhỉ. Nhưng vấn đề là có lập ra thì cũng bị đút lót
    nên mình mới nói là nhà quản lí có thể thắt được nhưng họ sẽ chẳng làm vì vần đề tiền
    bạc và đạo đức họ đã bị thoái hóa.
    Có một sự thật là ai cũng đòi hỏi chúng tôi phải giỏi hơn
    người trong khi người lớn các vị lại cho chúng tôi thấy những sự thật phủ phàng về lồi
    sống đạo đức giả! Như về việc Hiệu trưởng và Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang mua dâm học
    sinh gần đây. Cái đạo đức mà các vị đang dạy chúng tôi là cái quái gì
    Tôi đã từng và đang gửi tiếp bài viết cảm nhận này lên báo tuổi trẻ và tôi đang
    mong chờ một cuộc nói chuyện thật thằng thắn về cái vần đề của cả thế hệ
    chúng tôi.[/justify]​
     
  2. saokodc

    saokodc Cư dân Ketqua04.net

    Tham gia:
    26/1/11
    Bài viết:
    372
    Được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    42
    Nghề nghiệp:
    Lucky Love
    Re: Học để làm gì nhỉ

    ko bình luận gì ;a23 ngoài là VN ở VN nên nó thế & như thế thôi chứ ko đã ko phải là VN rồi ;a67 & chỉ chia sẻ thêm với bạn 1 câu chuyện ;a69 tôi còn nhớ mãi câu này ngày trước 1 thầy giáo cực giỏi mà tôi rất nể dậy chúng tôi đã từng nói: tôi biết các em ko thích học những thứ này & thật mà nói tôi cũng ko muốn dậy các em những thứ này, nhưng... mình ko có quyền quyết định & ngược lại sẽ bị đào thải, tôi sẽ ko có lương còn các em sẽ ko có nhiều thứ # nữa, còn các em đừng hỏi tôi rằng thật sự có nhất thiết phải học những thứ này ko? học nó để làm gì? áp dụng gì? thì thực sự mà nói tôi cũng ko biết để trả lời các em ntn ;a67 thôi thì bộ giáo dục bảo ta học ;a22 thì ta cứ học thôi ;a45 ok vậy chúng ta tiếp tục nhé ;a45 ;a45 ;a45 1 thầy giáo giỏi & kinh nghiệm sống đã từng nói ;a77 & h thật may ngồi đây khi tôi cũng đã chán học rồi & cũng phải nói là may thoát ;a20 khi đã ra trường ko phải học & cũng ko thích học nữa thế thôi ;a41 ;a13 ;a69
     
  3. MrDragon

    MrDragon Lính mới Ketqua04.net

    Tham gia:
    8/9/11
    Bài viết:
    244
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Re: Học để làm gì nhỉ

    Học yêu là tốt nhất bạn à ;a13 ;a13 ;a60 ;a60
     
  4. +Google+

    +Google+ Cư dân Ketqua04.net

    Tham gia:
    17/10/11
    Bài viết:
    81
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Re: Học để làm gì nhỉ

    Theo quan điểm của tôi, 1 người thế hệ 8x cũng có thể coi là đã trưởng thành. Đã trải qua những năm tháng cắp sách đến trường thì tôi thấy. Mục đích cuối cùng là kiếm tiền. Nhưng quan trọng là kiếm bằng cách nào, sạch hay bẩn. Dễ dàng hay vất vả...............Vì vậy tôi sống theo một quan điểm: Nếu thực sự có khả năng thì hãy học, nếu không thì vừa làm vừa học vừa tích lũy. Chứ gia đình ai cũng mong muốn con cái mình thành thiên tài thì lấy đâu ra người lao động bình thường. Hay VN sẽ là ngôi nhà của các giáo sư trên thế giới.
     
  5. teenboy08

    teenboy08 Lính mới Ketqua04.net

    Tham gia:
    18/11/10
    Bài viết:
    9
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    Vip
    Re: Học để làm gì nhỉ

    ko hẳn đâu bạn :D bạn nói thế nhưng bạn đã nghĩ khía cạnh sâu xa chưa? hầu như trong toán lí hóa đều có sự liên kết vs nhau qua các công thức chẳng hạn... và học sâu cũng chỉ tăng thêm tính suy luận thôi. Ví dụ bạn ngồi làm 1 bài toán bình thường nhưng cho 1 bài toàn nâng cao lên tí yêu cầu sự suy luận logic hơn... mặc dù cả 2 bài đều chỉ cần 1 công thức đơn giản... cuộc sống hay công việc cũng thế thôi ai nghĩ dc sâu xa biết gắn kết logic thì họ sẽ tốt hơn mà :D
     
  6. ne0pr086

    ne0pr086 Tử hình

    Tham gia:
    5/10/11
    Bài viết:
    563
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    ks
    Re: Học để làm gì nhỉ

    học cứ biết là học thôi nhiều khi học ngoài dường đời là chính chứ học o trường lớp có dc bao nhiêu
     
  7. tieuthuyuriko

    tieuthuyuriko Cư dân Ketqua04.net

    Tham gia:
    24/11/11
    Bài viết:
    265
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    Sỹ quan dự bị...!!!
    học lắm rồi cũng chết đối mà thôi, thời thế loạn lạc... con ông cháu cha không cần học nhiều tiền vẫn đầy túi đấy thôi
     

Cộng đồng Ketqua1.net