Thời gian gần đây người dân thôn Cao Xá (Đức Thượng, Hoài Đức) đi đâu cũng bàn tán chuyện bà Nhưng bị vợ chồng cô con gái cả đánh và nhét bùn đất vào mồm. Vừa đến đầu thôn Cao Xá hỏi nhà bà Phan Thị Nhưng, mấy bác đang ngồi ở quán nước đầu làng đã xúm lại ngay: “Có phải chú hỏi nhà bà Nhưng bị con gái và con rể đánh và nhét c... vào mồm không?”. Rồi không để tôi kịp trả lời, họ thi nhau kể lể về cái câu chuyện được coi như “truyền thuyết” của cái thôn này và không quên dúi vào tay tôi bản photo cái bài vè được rải như truyền đơn khắp cả làng. Lần mò một lúc chúng tôi tìm được nơi bà Nhưng đang ở hiện tại. Một căn nhà tuềnh toàng, chẳng có đồ đạc gì mấy, đơn giản nó chỉ là cái chỗ “chui ra chui vào”. Đến nơi thì không có ai ở nhà, phải đợi rất lâu mới thấy một bà cụ gầy quắt thất thểu bước thấp bước cao lần về nhà. Hỏi ra mới biết bà Nhưng bệnh tật thường xuyên, lại đang phải mang một khối u ở bụng nên một tuần 3 lần phải lên bệnh viện huyện để khám. Những hôm đến lịch khám bà phải dậy từ 3h sáng nấu cơm ăn để kịp đi bộ ra đầu làng bắt chuyến xe bus đầu tiên lên bệnh viện huyện, “những tuyến sau sinh viên đi học đông lắm không chen được”, bà cho biết. Kể về cuộc đời mình, bà Nhưng không cầm được nước mắt. Lấy chồng thời còn trẻ, nhưng cũng sớm mất chồng. “Vợ chồng có với nhau được hai mụn con gái thì ông ấy nhất định đòi phải đẻ thêm thằng con trai, tôi không chịu thế là ông ấy bỏ đi lấy vợ hai từ lúc con lớn mới có năm tuổi còn con bé vừa lên ba. Một thân nuôi con đến giờ khi đã gần đất xa trời rồi lại bị con đánh, đuổi ra khỏi nhà”, bà Nhưng gạt nước mắt. Bi kịch đến từ lúc bà Nhưng quyết định bán miếng đất của mình đi để chia cho hai cô con gái và về ở với vợ chồng cô con gái lớn. “Tôi cũng chỉ nghĩ đơn giản là bán đất để cho con có vốn làm ăn sinh sống và chăm lo phụng dưỡng tôi lúc tuổi già. Ai ngờ!”. Bà Nhưng bán miếng đất của mình đi được 1,35 tỷ đồng đồng, chia cho mỗi cô con gái 600 triệu còn 150 triệu định gửi ngân hàng lấy lãi hàng tháng chi tiêu cho cuộc sống. Lúc đó vợ chồng chị Sâm (con gái lớn của bà Nhưng) đã hỏi vay số tiền còn lại và hứa sẽ đứng ra phụng dưỡng mẹ. Cứ tưởng mọi chuyện cứ thế êm đềm trôi qua nhưng “từ lúc tôi đưa tiền cho chúng nó thi chúng nó chẳng những không chăm lo cho tôi mà còn nhiều lần đối xử thậm tệ, chửi bới lăng mạ tôi”. Những tấm huy chương không còn chỗ để treo. Cao trào của vụ việc là lần anh Như (chồng chị Sâm) xô ngã và nhét bùn đất vào mồm mẹ vợ là bà Nhưng. Ngay trong biên bản ghi lời khai của chị Sâm tại công an Xã cũng ngang nhiên thừa nhận: “Tôi bảo với bà Nhưng là bà mà chửi quá đáng thì tôi nhét c... vào mồm bà đấy”. Lúc đó chị Lâm (con gái thứ hai của bà Nhưng) chạy ra bênh mẹ cũng bị đánh tím mắt, sưng mồm. Tấm ảnh bà Nhưng bị con gái và con rể hành hung sau khi công an xã đến làm việc. Để tìm hiểu rõ vụ việc chúng tôi đã gặp ông Trần Văn Thảo, Phó trưởng Công an xã Đức Thượng. Ông Thảo cũng đã xác nhận có vụ việc như trên và ngay sau khi vụ việc xảy ra công an xã đã gọi cả hai bên lên tiến hành hòa giải cũng như làm giấy chứng thương cho bà Nhưng và chị Lâm. Chị Sâm cũng đã xác nhận có cầm tiền của bà Nhưng, tuy vậy vẫn chưa xác định sẽ trả lúc nào.
Vụ cụ bà 83 tuổi tố bị con nhét bùn vào miệng: Những chuyện chưa kể Khi bà ngỏ ý muốn ở riêng, đôi vợ chồng này xây một căn nhà nhỏ cho mẹ sống. Khi chúng tôi đến thăm ngôi nhà này thì điều lạ lùng là nhà xây lên nhưng không có bể nước, không có giếng, không nhà tắm,... Những thông tin về cụ bà 83 tuổi Phan Thị Nhưng ở Cao Xá, Đức Thượng, (Hoài Đức, Hà Nội) bị con gái, con rể hùa nhau nhét bùn vào miệng đang làm xôn xao dư luận bởi sự tàn nhẫn của hai người con bất hiếu. Nhằm tìm hiểu kỹ hơn những uẩn khúc đằng sau câu chuyện buồn của bà cụ, mới đây, phóng viên chúng tôi đã có mặt tại nơi bà sinh sống. Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà nhỏ mà con gái thứ 2 mới xây cho, bà Nhưng kể rất mạch lạc, rõ ràng về những chuỗi ngày buồn của mình. Bà đã có nhiều năm hoạt động du kích chống Pháp, chống Mỹ tại địa phương. Bà lấy chồng và sinh được 2 người con gái là Phan Thị Sâm - mang họ mẹ, (SN 1969) và Nguyễn Thị Lâm (SN 1972). Bà Phan Thị Nhưng vừa kể chuyện, vừa tả lại cảnh con rể ngược đãi (ảnh: Hoàng Lệ Chi) Do không hòa thuận, nên vợ chồng bà chia tay từ khi các con còn chưa đi học. Một nách nuôi 2 đứa con nhỏ, bà đã từng phải lên Hà Nội buôn gạo, bán muối, rồi tranh thủ làm lụng thêm vài sào ruộng thì mới có đủ tiền nuôi các con khôn lớn. Bà nói, khi các con còn nhỏ, dù nghèo khổ, rau cháo nuôi nhau qua ngày, nhưng 3 mẹ con hết mực yêu thương nhau. Chỉ đến khi đất đai được giá, bà quyết định bán, rồi chia cho các con thì tình cảm bắt đầu có dấu hiệu sứt mẻ. Trước khi bán đất, chị Sâm và chồng là Nguyễn Văn Như có hứa hẹn đón bà về nuôi cho phải đạo. Sau khi bán được mảnh đất của ông bà tổ tiên được 1 tỷ 350 triệu đồng, bà chia cho mỗi con gái 600 triệu. Còn lại 150 triệu đồng, dự định gửi ngân hàng lấy tiền lãi chi tiêu hàng tháng. Rồi dọn về nhà con gái lớn ở cùng nhà. Khi mới về nhà con rể sinh sống, bà chưa kịp gửi 150 triệu này thì các con đã hỏi vay để mua ô tô. Bà Nhưng khẳng định, khi vay, vợ chồng chị Sâm hứa hàng tháng sẽ đưa cho bà khoản tiền bằng tiền lãi ngân hàng để bà chi tiêu. Thế nhưng, từ đầu năm 2010 đến nay, chưa bao giờ đôi vợ chồng này thực hiện lời hứa. Ngược lại, theo lời bà thì trong thời gian sống với con gái và con rể lớn, chưa ngày nào bà cảm thấy thoải mái. Bởi vì chị Sâm thì đầu tắt mặt tối buôn gạo trên Hà Nội, không biết được mẹ ở nhà với con rể và 3 đứa cháu buồn tủi như thế nào. Những khi bà muốn đòi 150 triệu là anh Như lại sinh sự. Bà Nhưng kể, bà sống ở nhà anh Như, chị Sâm vỏn vẹn có 8 tháng, thì không dưới 20 lần anh Như đấm nhẹ vào mặt bà mà nói “Bố mày có vay đồng nào đâu mà đòi?”, khiến nhiều lần bà bị sưng, tím mặt mày. Bà Nhưng bên cạnh chị Lâm, con gái thứ 2 (ảnh Hoàng Lệ Chi). Khi bà ngỏ ý muốn ở riêng, đôi vợ chồng này xây một căn nhà nhỏ cho mẹ sống. Khi chúng tôi đến thăm ngôi nhà này thì điều lạ lùng là nhà xây lên nhưng không có bể nước, không có giếng, không nhà tắm,... “Mỗi lần nấu cơm, tôi đều phải sang nhà hàng xóm xách từng sô nước nhỏ về dùng. Ngày những ngày mưa giông, nước mưa tạt qua cửa sổ vào tận giường nằm, rất khổ cực”, bà Nhưng nói. Sau đó, vì ức chế chuyện bà Nhưng đòi tiền nhiều quá, vợ chồng chị Sâm đã đuổi bà khỏi căn nhà nói trên. Rồi chị Lâm đón mẹ về ở trong một ngôi nhà khang trang hơn. Theo lời chị Lâm, con gái thứ 2 của bà Nhưng, khi mẹ chị chuyển sang nhà mới, đã có lần, bà cùng chị sang nhà chị Sâm, anh Như đòi tiền, đã bị cả nhà xông vào đánh hội đồng, khiến mặt mũi bầm tím mà chẳng thanh toán được đồng nào. Từ đó, hầu như ngày nào cũng vậy, cứ sáng sớm là bà Nhưng lại có mặt ở cổng nhà anh con rể để chửi bới, nhằm đòi tiền và bêu xấu những đứa con bất hiếu. Bà xác nhận, chuyện này xảy ra gần 1 năm nay rồi. Bà còn nhớ, mùng 1 Tết năm 2012, bà đến từ 5 giờ sáng để chửi bới, “tố cáo” các con. Thế nhưng, vợ chồng chị Sâm chưa hề đưa cho bà đồng tiền nào. Bà Nhưng tiếp tục “tố”, không những thế, mọi giấy tờ, sổ đỏ đất nông nghiệp của bà cũng bị vợ chồng chị Sâm chiếm đoạt mà không trả lại. Về câu chuyện bị nhét bùn vào miệng, bà nói, cũng như thường lệ, hôm đó bà tới chửi bới, anh Như chạy ra quát “Bà mà chửi quá đáng, tôi nhét c… vào mồm đấy!”. Thấy bà vẫn không dừng lại, anh này dùng tay vét một nắm bùn dưới rãnh nước chảy của hầm chứa Biogas rồi bôi vào mặt mũi bà Nhưng. Con gái út bị đánh lây Nghe tới đây, chị Lâm ngồi cạnh bà Nhưng nói xen vào: “Sau khi nghe hàng xóm, láng giềng mách mẹ đang bị đánh ở cổng nhà anh Như, tôi chạy đến hỏi chuyện thì bị chị Sâm cùng 2 đứa con (con trai SN 1991, con gái SN 1993) xông ra đánh bầm dập mặt mũi, chân tay, khiến tôi phải nằm viện 8 ngày. Trong thời gian này, chưa một lần gia đình anh Như, chị Sâm hỏi han 1 lời”. Chị Lâm kể chuyện bị chị gái đánh đập (ảnh: Hoàng Lệ Chi). Theo chị Lâm, sở dĩ vợ chồng chị Sâm không trả bà Nhưng tiền vì cho rằng, bà sẽ đưa số tiền đó cho vợ chồng chị. Nhận xét về người chị gái cùng bố, cùng mẹ của mình, chị Lâm cho biết, nhà chỉ có 2 chị em, nên từ nhỏ tới lớn, hai người rất yêu thương đùm bọc nhau. Xưa nay, hiếm khi chị em có mâu thuẫn, cãi vã nhau, huống hồ đánh nhau. Trả lời phóng viên chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Hà, trưởng thôn Cao Xá nhận định, nguyên nhân sâu xa của việc gia đình bà cụ Nhưng tan nát là từ lòng tham mà nên. Bởi vì, trước đó, 3 mẹ con nhà chị không có điều tiếng gì trong làng, ngoài xóm. Chỉ khi bà Nhưng bán đất, chia tiền cho các con thì tình cảm mẹ con, chị em mới bắt đầu rạn nứt, sứt mẻ, rồi dẫn tới những chuyện trái luân lý như vậy. Chính quyền thôn Cao Xá đã 2 lần tổ chức hòa giải, yêu cầu vợ chồng chị Sâm trả lại số tiền 150 triệu cho bà cụ nhưng bất thành. Con gái, con rể "cãi trắng" chuyện nhét bùn, vay tiền Ông Trần Văn Thảo, Trưởng công an xã Đức Thượng cho biết, ngay sau khi vụ việc xảy ra, công an xã Đức Thượng đã cử người tới lập biên bản, mời các bên liên quan tới trụ sở làm việc. Tại đây, ban đầu anh Nguyễn Văn Như có xác nhận đã cầm bùn có ý định nhét vào mồm bà Nhưng. Tuy vậy, những lần làm việc sau, anh này lại nói chỉ có ý định dọa, đúng lúc đó, bà Nhưng quơ gậy làm cho bùn bắn vào mặt. "Về phía chị Sâm, ban đầu chị này có thừa nhận cầm của bà Nhưng 750 triệu đồng (600 triệu tiền cho, 150 triệu tiền vay sau đó). Nhưng khi tiến hành làm biên bản lời khai để báo cáo lên công an huyện Hoài Đức, chị này "chối bay, chối biến" là không cầm đồng nào từ mẹ đẻ", ông Thảo nói. Cũng theo vị Trưởng công an xã, bà Nhưng là người có công với cách mạng, hoàn cảnh khó khăn, sinh được 2 người con gái, chồng bỏ đi từ khi các con còn nhỏ... Để nuôi các con, bà đã phải lặn lội buôn bán. Thế nhưng về già, không con nào nuôi nấng, phụng dưỡng, mà lại xảy ra chuyện xô xát như báo chí đã viết, khiến cho chính quyền cũng cảm thấy thương cảm, đau lòng. Nhiều ngày nay, khắp trong ngõ, ngoài thôn Cao Xá, những tờ giấy ghi bài vè về chuyện gia đình bà Nhưng được rải, dán ở nhiều nơi. Bài vè có nhiều đoạn viết mang tính châm biếm sâu cay, đơn cử như: “Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ Mây trời lồng lộng không phủ kín lòng cha Sâm ơi, mày nghĩ ra sao Chỉ một hạt máu hơn ao nước đầy …. Vì sao tóc mẹ bạc phơ? Vì sao chân chậm, mắt mờ, tay run? Mẹ mày sinh được hai con, Cho nên bà mới héo hon tuổi già”.
Vụ tố nhét bùn vào miệng mẹ: "Khi nào mẹ tôi chết, tôi mới hết khổ" Hơn 1 năm nay, sáng nào bà Nhưng cũng đứng trước cổng nhà con gái chửi ông bà, ông vải nhà thông gia. Nhiều lần, sợ làm mất lòng nhà chồng, chị đã phải “ngửa tay” xin các chú, các bác trong họ bỏ qua. Nhằm đảm bảo tính thông tin nhiều chiều xung quanh vụ việc bà cụ Nhưng ở Cao Xá, Đức Thượng, Hoài Đức, Hà Nội tố bị con gái, con rể hùa nhau nhét bùn vào miệng, phóng viên chúng tôi đã tìm gặp vợ chồng gây nhiều bức xúc trong dư luận này. Con rể “tố ngược” mẹ vợ dựng chuyện, đặt điều Nhà vợ chồng chị Phan Thị Sâm (SN 1969) và Nguyễn Văn Như cách nơi ở của bà Nhưng khoảng chừng một km. Ngay từ đầu ngõ, không khó để tìm căn nhà 3 tầng, rất to đẹp, rộng rãi của đôi vợ chồng này. Anh Như cho biết, vợ anh đi bán hàng ở Hà Nội tới tối muộn mới về, rồi đứng nói chuyện với phóng viên ở giữa sân, không mời ngồi, cũng chẳng mời nước. Khi nghe phóng viên nhắc tới việc muốn tìm hiểu về chuyện của bà cụ Nhưng và gia đình anh, ban đầu anh chối bay chối biến, nói rằng mình không hề liên quan tới chuyện “3 mẹ con nhà nó”. Anh Nguyễn Văn Như tỏ ra bức xúc khi nhắc tới mẹ vợ. Khi các phóng viên nói xoáy sâu vào chuyện anh bị tố nhét bùn vào miệng mẹ vợ, anh này nói: “Tôi không nhét bùn vào miệng bà ấy. Tôi chỉ có ý định cầm bùn lên dọa để bà ấy không chửi bới ông bà, ông vải nhà tôi lên thôi. Nhưng không ngờ khi vừa cầm bùn lên thì bà ấy tự lấy tay phết bùn lên mặt, rồi kêu làng nước lên, vu vạ cho tôi”. Không dừng lại, anh này nói tiếp: “Khi bà Nhưng bán đất, gọi vợ tôi ra lấy tiền, vợ tôi thậm chí còn không đi. Sau đó, bà ấy phải mang tiền tới tận nhà, vợ tôi mới nhận. Chuyện tiền nong của “3 mẹ con nó”, tôi không liên quan, bà ấy có đưa cho tôi đâu? Vậy mà đã hơn 1 năm nay hầu như ngày nào bà ấy cũng đến chửi bới, sốc ngược cả ông bà, ông vải nhà tôi lên. Vợ chồng tôi đã nín nhịn nhiều lắm rồi”. "Mẹ tôi là người rất “quái thai” Ngay buổi tối, khi đi chợ về, chị Sâm chủ động gọi điện cho phóng viên để giãi bày những điều mà chị cho rằng, “chỉ có người trong cuộc mới hiểu được” về mẹ và em gái mình. Chị nói, chị không hề vay đồng tiền nào từ tay mẹ là bà cụ Nhưng. 750 triệu chị có được sau khi mẹ bán nhà phải thuộc về chị một cách chính đáng. Bởi vì, trước đó, bà Nhưng đã rao bán đất với giá 1,2 tỷ đồng. Nhưng “nhờ” có công chị “đánh tháo” đòi thêm 150 triệu nữa, nên mới có số tiền dư ra. Hơn nữa, chị là con gái trưởng, 150 triệu dư ra coi như tiền để phụng dưỡng mẹ là điều bình thường. Trả lời câu hỏi “Nếu đưa cho mẹ chị 150 triệu đồng mà có thể hóa giải mọi mâu thuẫn giữa 3 mẹ con, chị có sẵn sàng trả không?”, chị Sâm một mực trả lời “Không”, bởi vì đó là tiền thuộc về chị. Sở dĩ bà cụ Nhưng ghét và không ở với vợ chồng chị đều là do vợ chồng người em gái “giật dây, lợi dụng”. Chị này kể, trước đó đã nhiều lần Lâm (em gái chị Sâm - PV) xui mẹ đòi vợ chồng chị 20 triệu đồng mỗi tháng để tiêu pha. Nhưng gia đình chị nhất quyết không trả, bởi “bà đã ở với vợ chồng tôi, có đầy đủ cơm ăn, áo mặc, chẳng cần tiêu gì đến tiền”, chị Sâm nói. Một góc ngôi nhà khang trang, rộng rãi của vợ chồng chị Sâm “Có lúc, đòi tiền không được, Lâm đã thuê cả đầu gấu lên tận Hà Nội đánh tôi 1 trận”, chị này nói thêm mà không quên chửi em mình là “đồ mất dạy”. Khi phóng viên yêu cầu chị cung cấp địa chỉ nơi chị bị đánh để xác minh, thì chị này không cho địa chỉ cụ thể. Nhắc lại câu chuyện buồn mà dư luận đang đồn đại, chị Sâm nói, chuyện đó hoàn toàn không có thật, là do mẹ tôi tự bịa ra. Lái câu chuyện sang hướng khác, chị này bảo, mẹ tôi là người rất “quái thai”. Đó chính là lý do mà người cha hiền lành của chị phải bỏ 3 mẹ con đi lấy người khác. Họ hàng thân thích cũng không chịu được tính cách thất thường, ghê gớm, đáo để của bà cụ nên từ mặt từ lâu. Thậm chí, bà còn thường xuyên đến cơ quan công quyền khắp xã huyện, thậm chí cả thành phố để kiện tụng này nọ, khiến gia đình chị rất xấu hổ. Dù giận mẹ, nhưng nhiều khi chị vẫn mua quà bánh gửi cho mẹ, thỉnh thoảng ghé thăm, hỏi hàng xóm xem sức khỏe bà thế nào. Nhưng khi phóng viên hỏi, từ ngày vụ việc nhét bùn vào miệng xảy ra, vợ chồng chị đến thăm mẹ mấy lần, chị đáp lại bằng một câu hỏi xanh rờn “Mẹ chị có làm sao đâu mà thăm?”. Trở lại câu chuyện nhét bùn vào miệng mẹ, chị Sâm xác nhận, chồng chị vì bực tức đã có vét 1 nắm bùn ở cống nước chảy của bể chứa biogas để dọa mẹ vợ. Nhưng chính bà mới là người tự tay lấy bùn phết lên mặt mình với mục đích vu vạ cho vợ chồng con gái. Như giải thích cho hành động của chồng, chị này nói thêm, sở dĩ chồng chị dọa bà Lâm bởi đã quá uất ức. Hơn 1 năm nay, sáng nào bà Nhưng cũng đứng trước cổng nhà con gái chửi bới ông bà, ông vải nhà thông gia. Nhiều lần, sợ làm mất lòng nhà chồng, chị đã phải “ngửa tay” xin các chú, các bác trong họ bỏ qua. Kết thúc cuộc trò chuyện, chị này nói “Tóm lại, khi nào mẹ tôi chết, tôi mới hết khổ!” Trước đó, như đã đưa tin, ông Trần Văn Thảo, Trưởng công an xã Đức Thượng cho biết, ngay sau khi vụ việc xảy ra, công an xã Đức Thượng đã cử người tới lập biên bản, mời các bên liên quan tới trụ sở làm việc. Ban đầu anh Nguyễn Văn Như có xác nhận đã cầm bùn có ý định nhét vào mồm bà Nhưng. Tuy vậy, những lần làm việc sau, anh này lại nói chỉ có ý định dọa, đúng lúc đó, bà Nhưng quơ gậy làm cho bùn bắn vào mặt. Còn chị Sâm, trong 2 lần đầu tiên làm việc với công an xã, chị này đã thừa nhận cầm của bà Nhưng 750 triệu đồng (600 triệu tiền cho, 150 triệu tiền vay sau đó). Nhưng khi tiến hành làm biên bản lời khai để báo cáo lên công an huyện Hoài Đức, chị Sâm bất ngờ phủ nhận hoàn toàn không cầm giúp, không vay, không nhận bất kỳ đồng tiền nào từ mẹ, ông Thảo nói.
Kiểu này như là........gọi là ngậm máu phun ng ý. Chắc dùng từ này là đúng rồi. Đẻ mấy đứa như này = cái giá khổ
Ko bang nuoi con cho.doi dung la 1 bj kjch<br /><br />-- 29 Tháng 10 2012, 20:51 --<br /><br />Ko bang nuoi con cho.doi dung la 1 bj kjch