CỰU BINH LIÊN XÔ HÉ LỘ CUỘC CHIẾN ĐẤU Ở VIỆT NAM

Thảo luận trong 'Tin Quốc tế' bắt đầu bởi khoc_it_thoi, 3/8/13.

Lượt xem: 2,220

  1. khoc_it_thoi

    khoc_it_thoi Tử hình

    Tham gia:
    10/2/11
    Bài viết:
    1,641
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    Chiều cày - Tối gặt
    (Kienthuc.net.vn) - Cựu chiến binh Liên Xô từng có thời gian phục vụ ở Việt Nam đã tiết lộ nhiều thông tin về cuộc chiến bảo vệ bầu trời miền Bắc Việt Nam trước máy bay Mỹ.
    Đài Tiếng nói nước Nga đã có cuộc phỏng vấn được một trong những người đã từng bảo vệ bầu trời Việt Nam chống lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam của Đế quốc Mỹ giai đoạn 1960-1970. Đó là ông Nikolai Kolesnik – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Nga từng công tác tại Việt Nam. Ông Nikolai tới Việt Nam từ năm 1965, khi đó ông là hạ sĩ quan phụ trách chuẩn bị bệ phóng và đạn tên lửa của tổ hợp tên lửa phòng không Dvina.
    - Thưa ông, có những ý kiến cho rằng các loại vũ khí khí tài được đưa từ Liên Xô sang Việt Nam là loại đã lạc hậu?
    Theo tôi, vào thời điểm bấy giờ thì đó là những trang bị hiện đại nhất. Ví dụ như tiêm kích phản lực MiG-21, chính trên những máy bay này các phi công Việt Nam đã bắn rơi cả “thần sấm” F-105 hay “pháo đài bay” B-52. Trong những năm chiến tranh, lực lượng không quân tiêm kích của Không quân Nhân dân Việt Nam đã tiêu diệt 350 máy bay của Không quân, Hải quân Mỹ.

    Trong những năm chiến tranh, Không quân Nhân dân Việt Nam bắn rơi 350 máy bay Mỹ.
    Về phần Không quân Nhân dân Việt nam bị tổn thất ít hơn nhiều, chỉ mất 145 máy bay. Tên tuổi các phi công “át chủ bài” bắn rơi đến 7, 8, 9 máy bay Mỹ đã đi vào lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong khi đó phi công thành công hơn cả của Mỹ chỉ giành được 6 trận không chiến thắng lợi.
    Các tổ hợp tên lửa phòng không Liên Xô S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2) được đưa sang Việt Nam trong những năm chiến tranh có thể tiêu diệt mục tiêu thậm chí ở độ cao 25km.
    Tạp chí kỹ thuật quân sự của Mỹ những năm đó ghi nhận rằng: “Cho đến nay đây là những quả đạn chết người nhất được bắn lên từ mặt đất nhằm vào máy bay”.
    Bộ đội tên lửa phòng không của Việt Nam (dùng S-75 Dvina) do các chuyên gia Liên Xô huấn luyện đã bắn rơi gần 1.300 máy bay Mỹ, trong đó có 54 máy bay ném bom chiến lược B-52, mỗi chiếc như vậy chở 25 tấn bom, và có khả năng tiêu diệt sự sống và mọi công trình trên diện tích bằng ba mươi sân bóng đá.
    [​IMG]
    "Rồng lửa" Dvina giúp bộ đội Việt Nam bắn rơi nhiều máy bay Mỹ.
    Sau những chiến thắng đầu tiên của lực lượng tên lửa ở Việt Nam, quân Mỹ buộc phải giảm mạnh độ cao để tránh tên lửa, nhưng lại rơi vào lưới lửa của pháo phòng không.
    Ngoài ra, khi tên lửa Liên Xô xuất hiện các phi công quân sự Mỹ đã bắt đầu từ chối bay ném bom lãnh thổ Bắc Việt Nam. Bộ chỉ huy của họ đã phải đưa ra những biện pháp khẩn cấp, kể cả tăng tiền trả cho mỗi chuyến bay chiến đấu, thường xuyên thay đổi thành phần đội bay của các tàu sân bay.
    Thời gian đầu các trận đánh của tên lửa do các sĩ quan Liên Xô thực hiện, các bạn Việt Nam học tập kinh nghiệm của chúng tôi. Lần đầu tiên tên lửa Liên Xô xuất kích trên bầu trời Việt Nam vào ngày 24/7/1965. Khi đó, một tốp 4 chiếc F-4 Phantom của Mỹ bay về phía Hà Nội ở độ cao pháo cao xạ không bắn tới. Các tên lửa của chúng tôi đã được phóng về phía chúng và 3 trong 4 chiếc đã bị bắn rơi. Ở Việt Nam ngày chiến thắng này hàng năm được kỷ niệm như ngày truyền thống của bộ đội tên lửa.
    - Ông nhớ trận thử lửa đầu tiên của mình chứ? Khi đó ai giành chiến thắng?
    Ngày 11/8/1965, chúng tôi đã 18 lần chiếm lĩnh trận địa theo báo động chiến đấu, nhưng tất cả đều không có kết quả. Và, cuối cùng, đến khuya chúng tôi đã dùng 3 quả tên lửa bắn rơi 4 máy bay địch. Tổng cộng các tiểu đoàn của các trung đoàn phòng không thứ nhất và thứ 3 trong các trận đánh mà tôi có tham gia đã bắn rơi 15 máy bay địch.
    [​IMG]
    Trinh sát cơ RF-4C của Không quân Mỹ trúng đạn tên lửa Dvina trên bầu trời miền Bắc Việt Nam ngày 12/8/1967.
    - Chắc là Không quân Mỹ đã săn lùng các kíp chiến đấu của các ông?
    Vâng đúng vậy. Sau mỗi trận đánh chúng tôi phải di chuyển trận địa. Không thể khác được, ngay lập tức quân Mỹ sẽ bắn tên lửa và ném bom vào các trận địa đã phát hiện được. Người Mỹ cố gắng tìm mọi cách ngăn cản sử dụng trang bị của chúng ta, chúng dùng thủ đoạn nhiễu, tên lửa chống radar Shrike. Các nhà thiết kế quân sự của chúng ta cũng đáp trả và hoàn thiện vũ khí trang bị tên lửa phòng không.
    - Ông đã tự mình nhìn thấy phi công Mỹ bị bắt làm tù binh chưa?
    Chính tôi chưa lần nào nhìn thấy. Hơn nữa sự có mặt của chúng tôi ở Việt Nam đã không được công khai. Suốt thời gian ở Việt Nam chúng tôi chỉ mặc thường phục, không có vũ khí cá nhân và thậm chí không có bất kỳ giấy tờ nào. Giấy từ được cất giữ ở Đại sứ quán Liên Xô.
    - Vậy ông đã được giải thích ra sao là sẽ bay sang Việt Nam và ông đã nói gì với gia đình ở nhà?
    Tôi phục vụ ở trung đoàn phòng không gần Moscow. Trung đoàn trưởng tuyên bố là có đề nghị với chúng tôi đi công tác đến đất nước “có khí hậu nhiệt đới nóng”. Hầu như tất cả đã đồng ý đi, còn những ai vì lí do nào đó không muốn đi thực tế đã không đi. Tôi cũng đã nói với gia đình ở nhà như vậy.
    - Điều gì làm ông, một chàng trai trẻ, ngạc nhiên nhất?
    Mọi điều đều làm tôi ngạc nhiên, thiên nhiên không quen thuộc, con người, khí hậu và trận bom đầu tiên phải chịu. Bởi vì ở Moscow chúng tôi được định hướng là chỉ huấn luyện và đào tạo các kíp chiến đấu Việt Nam. Nhưng thực tế, ở Việt Nam chúng tôi đã phải huấn luyện ngay trên trận địa, mà Không quân Mỹ vẫn không ngừng ném bom hàng ngày.
    Người Việt Nam rất kiên cường, họ học rất nhanh. Tôi cũng đã học thuộc những khẩu lệnh và từ chuyên dùng cơ bản bằng tiếng Việt.
    - Điều gì là khó khăn nhất?
    Nóng và ẩm không thể chịu nổi. Ví như, sau 40 phút mặc quần áo tráng cao su chuyên dụng để nạp chất ôxy hoá cho tên lửa (thành phần nhiên liệu đạn tên lửa), chúng tôi đã giảm cân đến 1kg.
    [​IMG]
    Ông Nikolai Kolesnik nhận Huân chương Hữu nghị của Nhà nước Việt Nam trao tặng. Ảnh: VOV
    - Thanh niên Việt Nam ngày nay nghĩ gì về cuộc chiến tranh này và sự tham gia của các ông trong cuộc chiến tranh đó?
    Các cựu chiến binh Việt Nam của cuộc chiến tranh này luôn rất quý trọng. Chúng tôi nhớ lại những ngày gian khổ khó khăn và những chiến thắng chung của chúng tôi. Còn thế hệ trẻ thì quan tâm hỏi chúng tôi về những trận đánh và các tình tiết mà họ chưa biết của cuộc chiến tranh này.
    - Hiện nhiều người ở nước ta (Nga) có ý kiến khác nhau về sự tham gia của Liên Xô vào các cuộc xung đột ngoài lãnh thổ. Đối với ông sự tham gia vào chiến tranh ở Việt Nam là gì?
    Đối với tôi những trận đánh đó vẫn là những sự kiện sáng chói nhất trong cuộc sống. Tôi và các bạn chiến đấu của tôi, cả Liên Xô và cả Việt Nam đã tham gia vào các sự kiện lịch sử, đã góp phần tạo nên chiến thắng.
    Tôi tự hào là đã giúp nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập của họ và đã tham gia vào việc xây dựng Bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam.
    “Viện trợ quân sự của Liên Xô là rất to lớn và toàn diện. Nếu nói về giá trị thì đó là khoảng 2 triệu USD/ngày trong suốt cuộc chiến tranh. Liên Xô đã đưa sang Việt Nam một số lượng lớn trang bị kỹ thuật gồm: 2.000 xe tăng; 7.000 pháo và súng cối; hơn 5.000 pháo phòng không; 158 tổ hợp tên lửa phòng không; hơn 700 máy bay chiến đấu; 120 trực thăng và hơn 100 tàu chiến”, ông Nikolai cho biết.
    Để huấn luyện bộ đội Việt Nam sử dụng khí tài này chiến đấu, các chuyên gia Liên Xô đã được điều sang Việt Nam. Từ tháng 7/1965 đến cuối năm 1974 đã có gần 6.500 sĩ quan và tướng lĩnh, cũng như 4.500 chiến sĩ và hạ sĩ quan của các Lực lượng vũ trang Liên Xô tham gia vào các hoạt động chiến đấu ở Việt Nam. Ngoài ra, các trường và học viện quân sự của Liên Xô cũng bắt đầu đào tạo quân nhân Việt Nam, khoảng 10.000 người.
    Nguyễn Vũ
     
  2. bubi0904

    bubi0904 Cư dân Ketqua04.net

    Tham gia:
    21/10/12
    Bài viết:
    147
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    ;a56 ;a56 ;a56 ,,cảm ơn nước Liên Xô và Nga bjo....tôi yêu các bạn...tôi yêu nước Nga.... ;a14 ;a14
     
  3. tubuiduc

    tubuiduc Lính mới Ketqua04.net

    Tham gia:
    22/6/13
    Bài viết:
    9
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    một sự hy sinh cao cả,một sự ủng hộ hết mình của cả một chính thể quốc gia đó là nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa xô viết đối với nhà nước và nhân dân việt nam,mỗi người dân việt nam luôn luôn kính trọng và cảm ơn sâu sắc về điều đó!
     
  4. thoduong

    thoduong Lính mới Ketqua04.net

    Tham gia:
    16/4/11
    Bài viết:
    104
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    cảm ơn những người anh em
     
  5. Ongcovan

    Ongcovan Cư dân Ketqua04.net

    Tham gia:
    8/12/11
    Bài viết:
    1,082
    Được thích:
    266
    Điểm thành tích:
    212
    cảm ơn ?????
    mình là trò chơi chính trị của các nước lớn, hãy nhìn vào sự thực đau lòng đó !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
     
  6. Anonymous

    Anonymous Khách

    thật hào hùng việt nam ta....................................
     
  7. mrnguy3n

    mrnguy3n Lính mới Ketqua04.net

    Tham gia:
    19/2/12
    Bài viết:
    317
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    Nghiên cứu số học
    Chúng ta tuân theo quy luật tự nhiên thôi
    Cá lớn nuốt cá bé,Mạnh được yếu thua
     
  8. nhatsinhlocphat

    nhatsinhlocphat Cư dân Ketqua04.net

    Tham gia:
    4/8/13
    Bài viết:
    7
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    vinasoy
    bạn nghĩ gì nếu k có nước Nga thì Việt Nam ta sẽ ra sao?bạn đặt câu hỏi cho từ "cám ơn"tôi nghi ngờ cái suy nghĩ của bạn đó.bạn mà sống ở Miền Nam thời Mỹ ngụy sẽ tốt với bạn đó.
    kả dân tộc ta phải cám ơn sự giúp đỡ của Liên Xô mãi mãi đó bạn ah?k có họ sẽ k có việt nam hôm nay đâu.cũng như k có Việt Nam thì k có Lào hay Campuchia hôm nay đâu.hãy xem 2 nước ý phải chịu ơn ta như thế nào thì ta chịu ơn lại Liên Xô như thế ấy.trình độ Lịch Sử của bạn cần học thêm đi(người Việt nam ít coi trọng lịch sử Việt Nam nhất là người Miền Nam)
     
  9. koolliti

    koolliti Cư dân Ketqua04.net

    Tham gia:
    23/6/13
    Bài viết:
    96
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    31
    Nghề nghiệp:
    bộ trưởng bộ lô đề học
    ăn cơm nhà cũng phải hóng chuyện thế giới ...
     
  10. wwww

    wwww Cư dân Ketqua04.net

    Tham gia:
    27/2/12
    Bài viết:
    1,103
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    ăn to nói phét, móc cu ra lop, ..................................... ;a13 ;a13 ;a13 ;a13 ;a13
     
  11. tungminh

    tungminh Thành viên năng nổ Cư dân Ketqua04.net

    Tham gia:
    24/10/11
    Bài viết:
    271
    Được thích:
    535
    Điểm thành tích:
    1,857
    Nghề nghiệp:
    lô đề
    chiến tranh đã đi qua, và hậu quả thì vẫn còn ở lại
     

Cộng đồng Ketqua1.net